J88 C: Trang Chủ

DÒNG HỌ NGUYỄN ĐÌNH - J88 C

Thứ ba - 12/09/2023 11:35
Dòng họ Nguyễn Đình – xã Nghi Thạch được công nhận Dòng họ Văn hóa vào năm 2016
DÒNG HỌ NGUYỄN ĐÌNH - J88 C
I. Sơ lược lịch sử dòng họ Nguyễn Đình, xã Nghi Thạch
1. Về sự ra đời
     Dòng họ Nguyễn Đình ở xã Nghi Thạch là thuộc chi II Thái Bảo: Nguyễn Bá Sương; Là một trong những chi lớn của dòng họ Nguyễn cựu Lê Công Thần Thái sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí. Theo sử sách và gia phả ghi chép lại thì họ Nguyễn Đình định cư và sinh sống  tại xã Nghi Thạch cách đây trên 600 năm, là dòng họ đông con cháu có nhiều đại thần phục vụ qua nhiều Triều Vua và đất nước. Tiên tổ của dòng họ là Đức tổ Thái Báo Nguyễn Bá Sương, con trai thứ 2 của thái sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí, quan tước là: “ Phò mã Đô úy nghiêm Vọ vệ Tổng quản đồng Tri chư sự, hành thuận hóa đạo, đô Tổng Binh Sử Tặng Thái Báo ”. Vợ ngài là công chúa: Lê Thị Ngọc Huyền, là công chúa thứ 5 của vua Lê Lợi.
2. Gia phả Dòng họ
     Gia phả lấy từ đời Thái Báo Nguyễn Bá Sương làm đời thứ nhất, tính đến nay dòng họ Nguyễn Đình ở Nghi Thạch đã có 19 đời.
Từ năm 1985, đại tôn họ Nguyễn Đình đã thành lập hội đồng soạn thảo gia phả của dòng họ trong đó có chi hai ở xã Nghi Thạch. Do tài liệu gia phả trước đây chủ yếu là bằng chữ Hán nên hội đồng đã phải mất rất nhiều thời gian dịch thuật, hội thảo, chỉnh lý, bổ sung các đời sau. Đến nay cơ bản đã hoàn thành, hiện Hội đồng đại Tôn đang xem xét chỉnh sửa, phê duyệt để in ấn.
3. Lăng mộ tổ dòng họ Nguyễn Đình
     Ông Nguyễn Bá Sương cùng con cháu của Ngài đều là quan đại thần của các triều đại nên khi qua đời đều được đưa về mai táng tại cánh đồng lầm của dòng họ đại Tôn ở xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, nay đã được xây cất chu đáo, sang trọng.
4. Tộc ước của dòng họ Nguyễn Đình
     Tộc ước của dòng họ Nguyễn Đình được soạn thảo từ rất lâu qua các đời. Cứ một nhiệm kỳ 5 năm hội đồng gia tộc lại chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, luật pháp nhằm dễ áp dụng thực hiện, phát huy hiệu quả để góp phần quản lý, giáo dục động viên con cháu. (có bản trích yếu kèm theo).
II. Phát huy các truyền thống tốt đẹp của dòng họ Nguyễn Đình
     Cũng như các dòng họ khác của địa phương và đất nước, dòng họ Nguyễn Đình ở xã Nghi Thạch có các truyền thống tốt đẹp được hình thành từ đời Thủy Tổ Thái sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí; Tiên Tổ Thái Báo Nguyễn Bá Sương; Huấn kiệt hầu Nguyễn Bá Nhật, Lược tướng quân Nguyễn Bá Hân. Được lưu truyền, gìn giữ và phát huy qua các đời con cháu kế tục đó là các truyền thống yêu nước, truyền thống hiếu học, truyền thống đoàn kết nhân ái, sẻ chia.
1. Phát huy truyền thống yêu nước
     Thời kỳ nào dòng họ Nguyễn Đình đều có các con cháu kiên trung, ưu tú, có công cống hiến phục vụ đất nước, dân tộc được ghi nhận trong các lĩnh vực quân sự, chính trị, xã hội, kinh tế, giáo dục, y tế...
     Theo sử sách ghi chép lại, khởi nguồn từ đầu thế kỷ XV cho đến khi có Đảng cộng sản Việt nam, dòng họ Nguyễn Đình luôn luôn có các đại thần, tướng lĩnh kiên trung, tài giỏi trong lãnh đạo quản lý đất nước, cầm quân đánh giặc, dẹp loạn bảo vệ đất nước, mở mang bờ cõi, giữ yên xóm làng. ( Tên tuổi đã có trong sử sách ghi chép lại, không thể nêu hết trong báo cáo).
     Trong thời kỳ 1930- 1931, đã có 6 ông là Đảng viên Đảng cộng sạn Việt Nam, đó là: ông Nguyễn Đình Trì; Nguyễn Đình Điểm; Nguyễn Đình Sau; Nguyễn Đình Đàm; Nguyễn Đình Nguôn; Nguyễn Đình Xuân. Là những người thành lập chi bộ Đảng đầu tiên ở xã Nghi Thạch, do ông Nguyễn Đình Trì làm bí thư. Sau khi ông Nguyễn Đình Trì hy sinh, ông Nguyễn Đình Đàm làm bí thư. Sau này ông Nguyễn Đình Điểm đi hoạt động ở các tỉnh phía Bắc và làm giám đốc nhà máy mộc Cao Bằng; ông Nguyễn Đình Sam đi hoạt động ở các tỉnh phía Nam và anh dũng hy sinh, hiện chưa tìm được hài cốt. Ông Nguyễn Đình Đàm đi hoạt động ở phong trào Quốc học Huế và hy sinh năm 1939. Ông Nguyễn Đình Nguôn được Đảng bố trí ra làm lý trưởng của làng để dễ bề hoạt động và bảo vệ làng, bảo vệ dân. Ông Nguyễn Đình Xuân sau này là bí thư Đảng ủy, Phó ty giao thông Nghệ An. Có 2 ông tuy chưa phải là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam nhưng đã tích cực tham gia kháng chiến, được công nhận là cán bộ tiền khởi nghĩa, đó là ông Nguyễn Đình Chân và ông Nguyễn Đình Thớc.
     Sau Cách mạng Tháng 8 và trong thời kỳ chống Pháp, con cháu họ Nguyễn Đình đã hăng hái tòng quân diệt giặc, tham gia dân công hỏa tuyến, ông Nguyễn Đình Chân là liệt sỹ chống Pháp, Ông Nguyễn Đình Nhựa là cán bộ lương thực thuộc bộ lương thực, thực phẩm biệt phái hoạt động ở huyện Mường Tề Tỉnh Lai Châu. Ông Nguyễn Đình Hường (ông Dân), đại tá phó chánh thanh tra bộ quốc phòng...
     Ở địa phương có ông: Nguyễn Đình Phú, làm Bí thư Đảng ủy xã từ năm 1954 đến năm 1976. Ông Nguyễn Đình Thanh làm chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp, rồi phó chủ tịch xã từ năm 1973 đến năm 1983, có ông Nguyễn Đình Nhân nguyên BT Đảng ủy - chủ tịch UBND xã. hiện tại ông Nguyễn Đình Trường là BT Đảng ủy - CT HĐND J88 C .
     Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, hầu hết các gia đình trong dòng họ đều có con cháu tham gia chiến đấu giải phóng dân tộc, có nhiều liệt sỹ như: Nguyễn Đình Quang; Nguyễn Đình Cường; Nguyễn Đình Cán; Nguyễn Đình Lộc; Nguyễn Đình Xoan; Nguyễn Đình Thuật; Nguyễn Đình Trung; Nguyễn Đình Phương; Nguyễn Đình Khánh; Nguyễn Đình Thanh...
Dòng họ Nguyễn Đình có ông: Nguyễn Đình Quang là đại tá cục phó cục hậu cần quân khu 4 và nhiều sĩ quan cấp tá, cấp ủy đang hoạt động trong quân đội và công an trên mọi miền của đất nước.
     Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước hiện nay có ông: Nguyễn Đình Tiến nguyên là ủy viên ban thường vụ Thị ủy, phó chủ tịch thường trực UBND Thị xã Cửa Lò, nay là chủ tịch hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Thị xã Cửa Lò.
2. Phát huy truyền thống hiếu học
     Con cháu dòng họ Nguyễn Đình đã phát huy tốt truyền thống hiếu học của cha ông. Tính từ khi hòa bình độc lập đến nay, dòng họ đã có 1 giáo sư nhà giáo nhân dân, 1 tiến sỹ y học, 12 thạc sỹ, 1 người đang nghiên cứu luận án tiến sỹ kinh tế ngân hàng, 62 người đại học, hiện có 12 người đang học cao học.
3. Truyền thống nhân ái
     Dòng họ Nguyễn Đình từ xưa đến nay luôn giữ gìn và phát huy tính kiên trung, truyền thống đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa các thành viên trong dòng họ cũng như đối với bà con trong cộng đồng dân cư. Trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc mỹ và bè lũ tay sai cũng như trong công cuộc tái thiết xây dựng đất nước, tuy trong cuộc sống còn muôn vàn khó khăn về kinh tế nhưng các thế hệ trong dòng họ luôn là tấm gương sáng về chia ngọt sẻ bùi, nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống, tham gia các hoạt động từ thiện. Tiêu biểu như: gia đình ông Nguyễn Đình Điểm, Nguyễn Đình Thanh, Nguyễn Đình Nguôn, Nguyễn Đình Xuân, Nguyễn Đình Nhữa, Nguyễn Đình Năm, Nguyễn Đình Hường, Nguyễn Đình Soa, Nguyễn Đình Tiến, Nguyễn Đình Quang, Nguyễn Đình Dần, Nguyễn Đình Hương...
4. Các hoạt động hàng năm của dòng họ
     - Gia đình tộc trưởng chịu trách nhiệm dâng lễ và thắp hương ngày 1 và rằm hàng tháng. Con cháu trong chi về thắp hương yết cáo Tiên tổ. Kinh phí hương khói do con cháu tự nguyện công đức.
     - Họp hội đồng gia tộc 1 quý 1 lần.
     - Giỗ tổ vào ngay 16/01 âm lịch hàng năm.
   
- 15 tháng 01 hàng năm vừa tổ chức rằm tháng giêng vừa họp hội đồng gia tộc để tổng kết năm cũ, triển khai các công việc năm mới, tuyên dương con cháu ngoan hiền gia đình mẫu mực. Mùng 1 tết hàng năm con cháu cùng hội đồng gia tộc tổ chức thắp hương cúng tổ tiên tại nhà thờ. Sau đó cùng nhau đi chúc tết các gia đình trong dòng họ và bà con trong cộng đồng dân cư theo quy định của tộc ước./.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
maps 1
Dịch vụ công trực tuyến
Công báo nghệ an
Thư điẹn tử
Thông tin người phát ngôn
Thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật
Thông tin doanh nghiệp, cơ hội đầu tư
Thông tin các dự án và các hạng mục đầu tư
Quản lý văn bản
Thống kê
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay1,330
  • Tháng hiện tại41,858
  • Tổng lượt truy cập261,789
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây