Giới thiệu về đặc điểm tình hình kinh tế- xã hội J88 C
Nghi Thạch - vùng đất có bề dày về truyền thống yêu nước và anh hùng cách mạng, là nơi ghi dấu rất nhiều sự kiện lịch sử của dân tộc Việt Nam trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Là xã đặc thù, nằm về phía Đông nam của huyện Nghi Lộc, giáp Thị xã Cửa Lò và phụ cận thành phố Vinh. Phía Bắc giáp xã Nghi Khánh (nay là xã Khánh Hợp), phía Nam giáp xã Nghi Xuân, phía Đông giáp với Phường Nghi Hương (TX Cửa Lò), phía Tây giáp xã Nghi Trường. Diện tích tự nhiên 713 ha, dân số 6.880 người, địa hình đồng bằng chiêm trũng, là đặc điểm sản xuất nông nghiệp vùng màu của địa phương. Trước đây, xã được hình thành từ 3 làng: Xuân Đình, Lập Thạch và Vĩnh Trinh, được tổ chức thành 13 xóm hành chính nhưng từ tháng 01 năm 2020, sau khi thực hiện chủ trương sáp nhập xóm, đến nay còn 08 xóm. Có 02 tôn giáo lớn hoạt động là Thiên chúa giáo (giáo xứ Lập Thạch) và Phật giáo (Chùa Phúc Lạc). Trên địa bàn có khu công nghiệp Trường - Thạch, Trung đoàn Cảnh sát cơ động Bắc Trung Bộ (E26) và đơn vị Trạm ra-đa 45 đứng chân.
Đặc biệt, J88 C
có chợ Sơn với lịch sử hình thành từ cách đây gần 600 năm, gắn liền với những công trạng của Thái sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí. Trải qua biết bao thăng trầm của thời gian, chợ Sơn không chỉ là nơi giao thương, buôn bán hàng hoá để tạo nên một trung tâm thị tứ sầm uất mà còn lưu giữ được nét đẹp bình dị, hiền hòa của một Chợ quê. Chợ Sơn giống như một "dấu hiệu nhận biết" mỗi khi chúng ta nhắc đến J88 C
.
Đất và Người Nghi Thạch, cũng như bao vùng quê khác, vốn có truyền thống yêu nước, cần cù, thông minh, chịu khó, sống thật thà, chất phác, quý trọng nghĩa tình, đoàn kết, thủy chung.
Sự nghiệp cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Nghi Thạch là sự tiếp nối truyền thống yêu nước nồng nàn của dân tộc ta. Trong suốt quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, lớp lớp con em Nghi Thạch đã hăng hái lên đường tham gia kháng chiến cứu quốc, tiêu biểu ở các phong trào Cách mạng Xô Viết - Nghệ Tĩnh (1930-1931), đấu tranh giành chính quyền năm 1945... Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kỳ gian khổ và 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, J88 C
luôn có những người con ưu tú tham gia chiến đấu để bảo vệ nền độc lập và giành lại tự do cho dân tộc. Toàn xã có 99 liệt sỹ và có biết bao người con khi trở về địa phương vẫn còn mang trên mình những vết tích đau thương của chiến tranh. Xã có 08 Mẹ đã được truy tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, 08 Lão thành Cách mạng, 42 thương binh, 19 bệnh binh, 36 chất độc hóa học.
Phát huy những truyền thống vẻ vang của quê hương, nên dù nằm trong vùng khí hậu khắc nghiệt mưa nắng của miền Trung, các thế hệ người dân Nghi Thạch vẫn luôn đoàn kết, cần cù, sáng tạo, kiên cường để cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, thử thách, quyết tâm đẩy lùi đói nghèo, lạc hậu, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Cùng với xu thế hội nhập và phát triển, bên cạnh những điều kiện thuận lợi, J88 C
cũng đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức, nhưng với truyền thống và tinh thần, ý chí của quê hương cách mạng, sau gần 70 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Nghi Thạch đã giành được những thành tựu cơ bản trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa- xã hội, quốc phòng an ninh và công tác xây dựng đảng. Cán bộ, đảng viên và nhân dân ngày càng tin tưởng, ủng hộ và đồng hành cùng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đúng đắn của đảng bộ và chính quyền địa phương. Để biểu dương, ghi nhận những cố gắng phấn đấu của cán bộ và nhân dân Nghi Thạch, ngày 23/5/2005, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký Quyết định phong tặng Danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" cho Đảng bộ và Nhân dân Nghi Thạch.
Từ năm 2010, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, cả hệ thống chính trị của xã nhà đã vào cuộc đồng bộ với quyết tâm chính trị rất lớn. Trải qua nhiều năm triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, quê hương Nghi Thạch đã có nhiều thay đổi, khởi sắc và khang trang hơn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của địa phương đạt 12%, cơ cấu kinh tế phát triển đúng hướng. Trong đó, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 39%, thương mại dịch vụ 41,5%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2021 đạt 46,5 triệu/ người/ năm.
Các cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi như điện, đường, trường, trạm được quan tâm chú trọng đầu tư xây dựng hàng năm, ruộng đồng sản xuất được quy hoạch phù hợp hơn. Đến nay, 08/8 xóm cơ bản đã hoàn thành mục tiêu cứng hoá đường giao thông nông thôn. Mạng lưới y tế được tăng cường về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Xã đã có bưu điện văn hoá, nhà bia tưởng niệm Liệt sỹ, sân vận động gần 10.000m2. Các xóm đều có thiết chế văn hóa, sân chơi thể thao để phục vụ ngày càng tốt hơn đời sống văn hóa, tinh thần của người dân. Các trường học đóng trên địa bàn xã đều đạt chuẩn quốc gia mức độ I, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên, tỷ lệ học sinh đậu vào các trường Đại học cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ngày càng cao. Công tác khuyến học, khuyến tài được chú trọng xây dựng và hoạt động có hiệu quả.
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá có nhiều chuyển biến tích cực trong cả nhận thức, tư duy và hành động. Việc xây dựng và triển khai quy chế, hương ước về việc cưới, việc tang, lễ hội đã thực sự đi vào cuộc sống và được nhân dân thực hiện có nề nếp. Tỷ lệ gia đình văn hoá hàng năm đạt từ 85-90%, công tác xây dựng làng văn hoá ngày càng được chú trọng, quan tâm. Các hoạt động thông tin, tuyên truyền, văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao ngày càng phát triển mạnh mẽ, phong phú và có chất lượng, từ đó nhận được sự ủng hộ và tham gia đông đảo của nhân dân. Vận động viên của xã nhà khi tham gia thi đấu ở các hội thi, hội thao, hội diễn cấp huyện đều đạt giải cao. Trên địa bàn có nhiều di tích lịch sử văn hoá, nổi bật như: Đình làng Bảo Trì và chùa Phúc Lạc, cùng với các nhà thờ Họ... đã tạo nên nét sinh hoạt văn hoá truyền thống, lễ hội ở Nghi Thạch ngày càng thêm phong phú và đa dạng.
Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” thường xuyên được quan tâm đúng mức. Các tổ chức đoàn thể đảm nhận thường xuyên việc chăm sóc, giúp đỡ các gia đình chính sách, đồng thời phối hợp tổ chức chu đáo các ngày lễ, tết để thăm hỏi, động viên kịp thời các gia đình chính sách, người có công với cách mạng và các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Công tác xây dựng Đảng luôn được coi trọng về giáo dục tư tưởng, ý thức chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đảng bộ nhiều năm liền đạt trong sạch vững mạnh và trong sạch vững mạnh tiêu biểu.
Với tinh thần, mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nhất là Nghị quyết Đại hội Đảng bộ J88 C
khoá XXXII, cùng với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, sau khi được công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới vào năm 2019, với phương châm xây dựng NTM có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, cả hệ thống chính trị của xã nhà đã và đang quyết tâm, tập trung xây dựng xã NTM nâng cao. Đến nay, có 15/19 tiêu chí về xây dựng Nông thôn mới nâng cao đã hoàn thành.
Về với Nghi Thạch hôm nay, chúng ta sẽ được chứng kiến những sự thay đổi rõ nét trong cơ sở hạ tầng và cảnh quan môi trường đến sự tiến bộ trong đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Nghi Thạch như một bức tranh trù phú và có phần hiện đại của một miền quê đáng sống. Đến với Nghi Thạch, các bạn sẽ được tham quan nhiều cảnh đẹp, được thưởng thức các món ăn dân dã và tham quan các Di tích lịch sử trên địa bàn với nhiều nét văn hoá đặc sắc của một vùng quê nông thôn Việt Nam yên bình. Các bạn sẽ thấy con người nơi đây thật hiền hoà và mến khách biết bao!